Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California là một cơ chế dựng nên bởi Người Việt Quốc Gia Phi Cộng Sản vùng Bắc California và là tụ điểm của các sinh hoạt cộng đồng của họ. Người Việt Quốc Gia là những người tị nạn cộng sản trước đây, hoặc là con cháu hay hậu duệ của họ.
Cơ Chế này gồm các bộ phận sau đây: một Hội Đồng Đại Biểu, và một Ủy Ban Đại Diện.
Người Việt tị nạn cộng sản vùng Bắc California đã cư ngụ tại đây tư năm 1975 và đã thành công trong xã hội chung Hoa Kỳ. Thế nhưng, vẫn còn đó những nhu cầu mà xã hội chung Hoa Kỳ không thể đáp ứng được: Văn Hóa và Bản Sắc Dân Tộc, và một quyết tâm về một tương lai tốt đẹp cho Việt Nam bên kia bờ Đại Dương.
Cộng Đồng này theo khuynh hướng Quốc Gia Dân Tộc, đặt tinh thần Quốc Gia trên hết. Quốc Gia Hoa Kỳ vì họ là công dân Hoa Kỳ. Quốc Gia Việt Nam vì đó là nguồn gốc của họ.
Trong hiện thực xã hội đầy chia rẽ và phân tán, khi các nhóm xã hội dặt quyền lợi cá nhân và phe nhóm của họ trên hết, và đấu đá lẫn nhau, Ngươi Việt Quốc Gia nhận thấy tinh thần và khuynh hướng đó sẽ đưa đến sự suy sụp của xã hội, và cuối cùng là sự thiệt hại rất nghiêm trọng cho đa số cá nhân trong xã hội đó.
Một số cá nhân hoặc đoàn thể sẽ tích lũy được ưu thế về chính trị, xã hội, kinh tế và tài chính hơn các đoàn thể và cá nhân khác trong xã hội, trong tinh thần đấu đá này. Thế nhưng, một khi các thế lực ngoại bang đang lăm le lấn lướt Hoa Kỳ đạt được mục tiêu của họ , thì các đoàn thể và cá nhân đó có thể đứng vững một mình được không nếu không cần đến cả xã hội chung?
Tổng Thống Abraham Lincoln trong thời kỳ Nội Chiến đã từng nói: Một Căn Nhà Chia Rê Sê Không Thể Tồn Tại được.
Và Tổng Thống John Fitzgerald Kennedy đã tuyên bố trong ngày nhậm chức: Đừng hỏi Quốc Gia này đã làm gì cho bạn. Bạn nên hỏi bạn đã làm gì cho Quốc Gia này.
Văn Hóa là Cội Gốc của Con Người. Một cá nhân có thể chối bỏ cội nguồn của mình, và có thể đi theo một dòng văn hóa khác. (Dẫu sao đi nữa, mọi con người có quyền tự do định đoạt tương lai của mình.)
Nhưng có bao nhieu người có thể làm chuyện đó, và bỏ mặc lương tâm của mình? (Chúng ta ở đây tạm gác qua một bên các yếu tố tâm lý hoặc cá nhân, hoặc các hậu quả của nó,)
Và chuyện gì sẽ xẩy ra khi cả một tập thể từ tất cả bỏ cội nguồn văn hóa của họ. Đã có những hậu quả xấu xẩy ra cho một số sắc tộc và dân tộc trong lịch sử thế giới.
Ngoài ra, lý do chính đáng để duy trì tinh thần kể trên lâ giá trị con người, một Nhân Phẩm mà Ngươi Việt Quốc Gia gìn giữ trong tâm khảm họ qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Hoài Bão của Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California là toàn thể Người dân Đất Việt sẽ cùng đến quan điểm đó: Tinh Thần Quốc Gia Dân Tộc Phi Độc Tài Đảng Trị và Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc sê tiếp tục mãi mãi.
Nguyễn Bíck
Đấng Tạo Hóa đã dành cho Dân Tộc Việt một chỗ đứng trong nhân loại từ nghìn xưa.
Qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, Dân Tộc Việt còn tồn tại đến ngày nay, do Ân Phước Thiên Thượng và do sự hy sinh của Tiền Nhân qua nhiều thế hệ.
Trong tiến trình tranh đấu sinh tồn, Dân Tộc Việt đã tạo nên và duy trì một nền văn hóa đặc trưng riêng của Họ. Nền văn hoá ấy đặt nặng sự Kính Trọng và Biết Ơn Đấng Tạo Hóa, các Bậc Tiền Nhân và các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Sự Tương Kính hài hòa trong xã hội là đầu mối mọi mối tương quan và sinh hoạt xã hội tốt lành. Tinh thần Tương Thân và Tương Trợ cũng là một truyền thống tất yếu. Nguyên tắc hy sinh cá nhân cho quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc đã được chứng minh bằng sự dâng hiến mạng sống của Tiền Nhân cho Tiền Đồ Dân Tộc. Danh dự là một nhân phẩm căn bản của Con Người Việt.
Văn Hóa Cội Nguồn gồm các bản chất đó hòa thêm bản sắc dân tộc tạo thành danh tính chính đáng của Con Người và Dân Tộc Việt. Nền Văn Hóa ấy cần phải được duy trì và phát huy để Dân Tộc còn có thể tồn tại và tiến lên một vị trí xứng đáng trong kỷ nguyên mới của Thế Giới.
Người Việt Quốc Gia gần đây lánh nạn cộng sản, và chọn Hiệp Chúng Quốc làm quê hương thứ hai. Văn Hóa Cội Nguồn là nền tảng trên đó Người Việt Quốc Gia áp dụng tinh thần và nguyên tắc kể trên cho đời sống xã hội và sinh hoạt ở Hiệp Chúng Quốc. Người Việt Quốc Gia tôn trọng tinh thần Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 và Hiến Pháp 1787. Nền Văn Hóa ấy cũng cần được Người Việt Quốc Gia Miền Bắc Tiểu Bang California duy trì để có sự hài hòa và Đoàn kết trong mọi sinh hoạt cộng đồng.
Để duy trì tinh thần và danh tính đó, Người Việt Quốc Gia Miền Bắc Tiểu Bang California nay thành lập một Cơ Chế, với danh xưng Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California, và cũng là nơi sinh hoạt trong tinh thần kể trên. Văn Bản này còn là Hiến Chương, là nền tảng căn bản cho Cơ Chế đó.
Bằng Sự Phê Chuẩn Tuyên Ngôn và Hiến Chương này, Người Việt Quốc Gia nguyện ước sẽ sinh hoạt với mục tiêu đóng góp xây dựng Hiệp Chúng Quốc, và xây dựng Một Quốc Gia Việt Nam, phi cộng sản và các chế độ độc tài, với tinh thần Một Dân Tộc Việt thăng hoa vể một tương lai huy hoàng.
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm; Đoàn Kết, Tương Kính, Tương Thân và Tương Trợ.
Miền Bắc Tiểu Bang California, Tháng 7, Năm 2023.
1. Ông Tony Đinh
2. Thiết Tá Nguyễn Ngọc Nhẫn, Seattle, Washington
3. Bác Sĩ Jennifer Hồng Trần
4. Ông Trẫn Đức Túc, Cảnh Sát Quốc Gia
5. Ông Quốc Việt
6. Bà Mộng Điệp
7. Chùa Bảo Phước
8. Chùa Từ Lâm
9. Nhà Báo Lê Bình
10. Ông bà Ngọc Nhi Cosmetics
11. Ông Hải Huỳnh, Lẹ Bail Bonds
12. Ông Đặng Long
13. Ông Nguyễn Phương
14. Tiệm Vàng Thành Tín
15. Ông Lâm Văn
16. Bác Sĩ Timothy Thoại Nguyễn
17. Di Lạc Vegetarian
18. Ông Bà Trần Đắc
19. Ông Bà Lê Minh Ngọc
20. Ông Trần Quỳ
21. Ông Đoàn Văn Lập
22. Ông Bà Nguyễn văn Phép
23. Ông Nguyễn Long
24. Ca Sĩ Kim Hoa
25. Cô Nam Ninh Vietoday
26. Hội Cánh Sát Quốc Gia
27. Ca Sĩ Thiên Hương
28. Ca Sĩ Kim Vân
29. Trung Tá Nguyễn Quang Vĩnh
30. Bác Sĩ Phạm Đức Vượng
31. Ông Nguyễn Huy
32. Nghị viên thành phố Milpitas Anthony Phan
33. Ông Nguyễn Huy
34. Bà Kiều Đông Phương
35. Kim Loan Health Care Cosmetics
36. Ông Bà Lê Đình Quy
37. Ca Sĩ Phương Thuận
38. Gia Đình Nguyễn Thế Đỗ
39. Ông Nguyễn Khắc Chương
40. Ông Trần Minh Nhựt
41. Ông Võ Lịch, Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang
42. Ông Nguyễn Văn Kha
43. Bà Tâm Ngộ
44. Ca Sĩ Như Thủy
45. Ông Lê Minh Bền
Các Cơ Quan Truyền Thông
1. Ông Billy Khiêm & Lê Ngọc: việc sử dụng phòng ốc
2. Vì Dân Media Network, Việt Nam Nhật Bào, ủng hộ đăng tin tức
3. Bà Hạ Vân, Đài Phát Thanh Việt Nam Bắc California
3. Ông Nghê Lữ
4. Ông Lê Đinh Bì Viettoday
5. Ông Viêm Mai
6. Ông Trần Quỳ
7. Ông Jimmy Vũ Nhân
1. Cộng đồng Việt Mỹ Bắc California gồm có tất cả thường trú nhân hay công dân Hoa Kỳ gốc Việt cư ngụ tại vùng Bắc California, gồm khoảng 48 quận hạt phía bắc tiểu bang California.
2. Chủ trương tinh thần quốc gia, cổ vũ việc đặt quyền lợi quốc gia trên quyền lơi cá nhân, đặt nặng tinh thần trách nhiệm, mọi hoặt động trên danh dự, và đề cao sự tương kính, tương thân, tương trợ, cùng nhấn mạnh sự đoàn kết trong mọi tương quan trong xã hội. Ngoài ra, Cộng Đồng cũng chủ trương duy trì và phát huy nến văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt.
3. Người Việt Quốc Gia tối thiểu 18 tuổi nếu chấp thuận các chủ trương kể trên sẽ là thành viên của Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California, và được quyền tham dự vào các sinh hoạt, bỏ phiếu, tranh cử v.v. của Cộng Đồng này. Dĩ nhiên, khi họ từ bỏ chủ trương đó hoặc chống lại đường lối sinh hoạt kể trên, thì họ sẽ không còn là thành viên của Cộng Đồng này nữa.
4. Cộng Đồng này thành lập một cơ chế để đạt được những nguyện vọng tập thể người Việt Quốc Gia Bắc California. Cơ chế gồm có một Hội Đồng Đại Biểu và một Ban Đại Diện. Họ sẽ đại diện Người Việt vùng Bắc California và là tiếng nóI của cộng đồng đối vớí các chính quyền tiểu bang và địa phuong. Cơ chế này sẽ hợp tác vời các tổ chức bất vụ lợi vùng này mà cũng chia sẻ các ước vọng chung đó.
5. Cơ chế cũng gồm một Community Foundation, là một quỹ để nhận sự đóng góp từ cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ, để chi tiêu vào những chương trình xã hội, y tế, sức khỏe, giáo dục, và văn hóa. Cơ chế cũng sê có một bộ phận hoạt động cho quyền lọi chính trị của người Việt, (Political Action Committee).
6. Các bộ phận trong cơ chế này sẽ tuân thủ theo nguyên tắc dân chủ và sẽ bảo vệ Hoa Kỳ và Hiến Pháp và sẽ hoàn tất vai trò của họ hết sức đứng đắn.
7. Hội Đồng Đại Biểu sẽ giám sát hoạt động của Ban Đại Diện và sẽ góp ý kiến để thực thi các chủ trương, đường lối, và mục tiêu kể trên. Hội Đồng Đại Biểu có thể chế tài nếu các thành viên của Ban Đại Diện vi phạm một số nguyên tắc căn bản trong Nôi Quy, thí dụ như việc tiếp xúc vói các viên chức Cộng Sản vơi mục tiêu cá nhân, hoặc đi ngược với chủ trương chính trị của Cộng Đồng như việc gây lợi thế và giúp ích cho Đàng Cộng Sản Việt Nam, hoặc dùng chức vụ để vận động các quyền lợi kinh tế hoặc thương mại với chính quyền địa phương.
8. Ban Đai Diện sẽ trình bày mỗi tam cá nguyệt vói Hội Đồng Đại Diện các hoạt động của họ, sẽ báo cáo bán niên và cuối năm với Hội Đồng Đại Biểu tình trạng của cộng đồng người Việt Bắc California.
9. Nhiệm kỳ Hội Đồng Đại Biểu và Ban Đại diện là 3 năm, bắt đầu tháng 9 năm 2023.
10. Các hội cựu quân nhân, các đoàn thể, các hội đồng hương, và các nhân sĩ trong cộng đồng đã họp trong mấy năm qua để xây dựng nên Cơ Chế này. Các đoàn thế đó, nếu được chấp thuận trong cuộc phổ thông đầu phiếu tháng 7, 2023, sẽ đề cừ đại diện vào Hội Đồng Đại Biểu. Trong tương lai Hội Đồng Đại Biểu có thể chấp thuận thêm các đoàn thể vào Cơ Chế của Cộng Đồng. Ngoài các nhân sĩ tiên khởi trong việc thành lập lên Cơ Chế này của Cộng Đồng, Hội Đồng Đại Biểu trong tương lai có thể biểu quyết qua phiếu quá bán để nhận thêm các nhân sĩ trong cộng đồng vào Hội Đồng Đại Biểu.
11. Các thành viên trong Hội Đồng Đại Biểu nếu vi phạm các nguyên tắc căn bản của Nội Quy này cũng có thể bị khai trừ khỏi Hội Đồng Đại Biểu.
12. Các thành viên trong Hội Đồng Đại Biểu, trong Ban Đại Diện, và các bộ phận tạo nên đều là tình nguyện viên của Cộng Đồng, họ không nhận lương, và cũng không phải là nhân viên của Cơ Chế theo định nghĩa của luật Liên Bang và Tiểu Bang về lao động, khế ước, và các luật về thương tích cá nhân.
13. Hội Đồng Đại Biểu cứ mỗi tháng giêng trong năm bẩu cứ, (thi dụ 2023, 2026, v.v.) sẽ chì định một Ủy Ban Vận Động Bầu Cử để lo việc bầu cử Ban Đại Diện Cộng Đồng, Ban Vận Động này sau khi hoàn tất công tác sẽ làm báo cáo kết quả và tự giải nhiệm. Ngoài ra, nếu có bất cứ đề nghị tu chính Nội Quy nào được chấp thuận bởi Hội Đồng Đại Biểu, thì Hội Đồng đó sẽ chỉ định một Ủy Ban để lo việc đưa đề nghị tu chính đó ra cuộc trưng cầu dân ý.
14. Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California sẽ không vận động hoặc ủng hộ các ứng cử viên vào chức vụ liên bang hoặc tiểu bang nếu việc ủng hộ đó đi ngược nguyện vọng, ý kiến, chủ trương của Người Việt Quốc Gia Bắc California trong Cơ Chế này. Ban Đại Diện có trách nhiệm chứng minh điều đó.
15. Các thủ tục phê chuẩn khế ươc của Cơ Chế Cộng Đồng theo nguyên tắc của Sở Thuế Liên Bang đề ra.
Đinh Gia Thuyết
Triệu Ẩu nguyên tên là Triệu Thị Trinh, quen gọi là Ẩu nữ, là em Triệu Quốc Đạt, con Triệu Công Hiển, là dòng dõi Triệu Vũ Đế (Triệu Đà). Khi nhà Triệu mất nước, con cháu họ Triệu lấy con gái Mường, trở thành một dòng họ Mường thanh thế, đời này đời khác được tôn là Quan lang. Triệu Công Hiển sống vào thời nước ta nội thuộc nhà Đông Ngô. Đất nước chia làm chín quận, mỗi quận đều đặt quan Thái thú cai trị. Na Sơn, quê quán dòng họ Triệu, thuộc quyền thái thú Lã Đại, một viên quan tàn ác, làm nhiều điều bạo ngược. Triệu Quốc Đạt bị quân Tàu bắt cóc từ nhỏ. Triệu Công Hiển tưởng con đã chết bèn đến khấn ở đền Hai Bà Trưng cầu xin quý tử nhưng hai bà lại linh ứng cho một cô gái là Ẩu nữ. Nàng là người xinh đẹp khoẻ mạnh, có dị tướng (bốn vú), được cha rất yêu quý, truyền dạy cho võ nghệ. Nàng còn được gặp Hai Bà Trưng trong mộng, tự xưng là chị, hứa sẽ giúp em đạt được những điều "sở ước". Chứng kiến cảnh lầm than của dân chúng trong bản mường và hành vi tàn bạo của Thái thú Lã Đại, càng lớn lên Ẩu nữ càng nuôi chí lớn, quyết đánh đuổi được kẻ thù ra khỏi bờ cõi nước Nam.
Nhưng thật ra Quốc Đạt vẫn còn sống. Chàng bị bọn Tàu bắt giữ nuôi cho lớn khôn để định đem chôn làm thần giữ của. Một hôm chàng lập mưu trốn thoát khỏi vòng kiềm toả của chúng, trở về với gia đình. Khi Triệu Công Hiển mất, chàng được nối nghiệp cha giữ chức quan lang. Nhờ sự giúp sức của em gái, chàng đem hết của cải phân phát cho mọi người để chiêu binh mãi mã, thu nạp một lực lượng những người tài giỏi khắp trong vùng Na Sơn. Ẩu nữ lại có sức khỏe lạ thường, tiếng vang như chuông, thân cao chín thước, vú dài ba thước, lưng to đến mười vầng, trong vùng ai cũng kính phục, xem nàng như thần nữ giáng sinh. Lâu nay dân chúng vì sống dưới ách tham bạo của giặc Tàu, lâm vòng cực khổ, phải kéo nhau đi làm nghề đạo tặc, nay nghe tiếng Ẩu nữ đều kéo nhau đến quy phục.
Theo kế của nàng, Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa, dưới trướng có đến hàng chục hổ tướng, quân đông đến năm mươi vạn người. Ẩu nữ lại dùng sắc vàng chế ra quần áo, màu cờ riêng để quân mình khỏi lẫn với quân Ngô. Một thời gian sau, thanh thế của hai anh em trở nên lừng lẫy, quân đội của họ đã nhổ sạch các đồn luỹ của quân Tàu phía Bắc Na Sơn. Ẩu nữ được mọi người gọi tôn là Bà Vương, tiếng tăm vang khắp cõi Giao Chỉ. Thái thú quận Cửu Chân nghe tin hốt hoảng phải cho người phi báo về Tàu xin viện binh sang đánh dẹp. Bà Vương liền thẳng đường rong ruổi tiến ra Cửu Chân, đi đến đâu yết bảng an dân đến đó, dân chúng dọc đường kéo đến đón rước đông như kiến cỏ.
Vua Ngô cho Lục Dận kéo đại binh sang cứu nguy cho Cửu Chân, nhưng vừa đến nơi chưa kịp trở tay thì quân Triệu đã kéo đến vây thành, trong một ngày đầu đánh bại chúng luôn ba trận. Đánh nhau ước đến chín tháng, có đến trên bảy mươi trận, quân Tàu phần nhiều đều thua, quân số thiệt hại đến hơn một nửa. Lục Dận hoảng sợ, ngày đêm nghĩ kế, về sau tìm ra một kế hiểm là cho quân bỏ hết áo quần, trần truồng đón đầu ngựa Ẩu nữ mà đánh. Là một nữ nhi, thấy thế nàng luống cuống thẹn thùng, tức giận mà không biết làm cách nào, chỉ biết nhắm mắt, quay mặt lại phi ngựa chạy trốn.
Quân Triệu vì thế mà lâm vào thế bại, bị đánh tan tác. Ẩu nữ dẫn tàn quân chạy đến núi Bồ Điền, tức núi Hối, thuộc làng Phù Diên, huyện Hậu Lộc ngày nay. Quân Ngô lại kéo đến vây chặt núi rồi nổi lửa đốt rừng, quyết bắt kỳ được Ẩu nữ. Nàng buồn rầu uất ức, nghĩ mình khởi nghĩa chỉ mong diệt giặc trừ hại cho dân, nào hay chưa lập được chút công tích gì đã làm luỵ đến trăm họ, nay chỉ còn một thác mà thôi. Nghĩ đến đấy, nàng bèn thét lên một tiếng vang dội hang núi khiến trời long đất lở rồi ngã xuống ngựa mà hoá, bấy giờ mới 23 tuổi, niên hiệu Vĩnh An thứ bảy nhà Đông Ngô (263). Về sau nàng còn hiển linh âm phù cứu độ dân chúng nhiều phen, được vua nhà Tiền Lý cho dựng miếu thờ, sắc phong là "Bật chính anh hùng tài trinh nhất phu nhân thượng đẳng thần".
Nơi xuất bản: Nhà in Thực nghiệp - Hà Nội, 1934
Ghi chú: Đinh Gia Thuyết, tác giả đoản văn Ngọn Cờ Vàng, soạn mẫu chuyện lịch sử kể trên có lẽ dựa vào các chính sử và dã sử có sẵn. Đinh Gia Thuyết quê Hà Nam, sinh năm 1893 và mất năm 1953, trước khi đất nước chia đôi. Một số chi tiết khó kiểm chứng được, tuy nhiên giá trị của đoản văn này là khí phách của Người Phụ Nữ Việt Nam và vai trò họ đóng trong lịch sử và tâm linh Người Việt từ nghìn năm qua. Nguyễn Bick